Thành viên Hội_đồng_Bảo_an_Liên_Hiệp_Quốc

Thành viên của Hội đồng Bảo an phải có mặt thường trực tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để có thể họp bất cứ lúc nào. Yêu cầu này của Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chấp nhận nhằm chỉ ra sự yếu kém của Hội Quốc Liên vì cớ tổ chức đó không có khả năng phản ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an chỉ kéo dài một tháng và được bổ nhiệm luân phiên, đảm nhiệm những công việc như thiết lập nghị trình, chủ tọa các buổi họp và xem xét, đôn đốc khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ này được bổ nhiệm theo thứ tự trên bảng chữ cái tên của các thành viên (theo tiếng Anh).

Có hai loại thành viên tại Hội đồng Bảo an: Thành viên thường trực và Thành viên không thường trực

Thành viên thường trực

Thành viên thường trực
Quốc giaĐại diện hiện tạiNhà nước đại diện hiện tạiNhà nước đại diện cũ
 Trung QuốcMã Triêu Húc (2018)[2][3] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1971–nay) Trung Hoa Dân Quốc (1946–1971)
 PhápFrançois Delattre (2014)[4] Cộng hòa Pháp (1958–nay) Đệ tứ Cộng hòa Pháp (1946–1958)
 NgaPyotr Ilichov (Tạm quyền)[3] Liên bang Nga (1992–nay) Liên Xô (1946–1991)
 Anh QuốcMatthew Rycroft (2015)[5] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (1946–nay)
 Hoa KỳJonathan Cohen (2018)[3] Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1946–nay)
Ghế UNSC được sắp xếp theo khu vực Liên Hiệp Quốc.
   Nhóm các nước Châu Phi

  Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương
  Nhóm các nước Đông Âu
  Nhóm các nước Châu Mỹ Latin và Caribê (GRULAC)
  Nhóm các nước Tây Âu và các nhóm quốc gia khác (WEOG)

Nguyên thủy, các thành viên thường trực được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, AnhMỹ. Năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân Quốc theo Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Năm 1991, Liên bang Nga giành quyền thành viên Liên Hiệp Quốc của Liên Xô, kể cả chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Hiện nay, chỉ có 5 thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này không có giá trị pháp lý toàn cầu, vì không phải tất cả quốc giavũ khí hạt nhân đều ký phê chuẩn hiệp ước. Mặc dù không phải do sở hữu vũ khí hạt nhân mà các quốc gia này giành được quyền thành viên thường trực, lý do này đôi khi được dùng để biện minh cho vị trí của họ tại Hội đồng. Ấn Độ, Pakistan, có lẽ cả Bắc Triều TiênIsrael (dù Israel chưa bao giờ thừa nhận có vũ khí hạt nhân) là những quốc gia đã thực sự có vũ khí hạt nhân bên ngoài khuôn khổ Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết, quyền này có thể được dùng để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Một phiếu chống có thể phủ quyết ý kiến của đa số (trên lý thuyết, một phiếu phủ quyết chỉ là một phiếu chống, dù vậy chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua).

Thành viên không thường trực

Có 10 thành viên khác được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1[6]. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, châu Á và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm châu Á,châu Phi mà hiện nay là châu Phi.

Các thành viên không thường trực gần đây là:

Thành viên được bầu luân phiên [6]
Nhiệm kỳChâu Phi (2,5)Châu Á & Thái
Bình Dương (2,5)
Mỹ Latin
& Caribe (2)
Tây Âu &
nước khác (2)
Đông Âu (1)
2018–19 Bờ Biển Ngà
 Guinea Xích Đạo
 Kuwait Peru Ba Lan
2017–18 Ethiopia Kazakhstan Bolivia Thụy Điển

 Hà Lan (2018)[7]
 Ý (2017)[8]

2016–17 Ai Cập
 Sénégal
 Nhật Bản Uruguay Ukraina
2015–16 Angola Malaysia Venezuela New Zealand
 Tây Ban Nha
2014–15 Tchad
 Nigeria
 Jordan Chile Litva
2013–14 Rwanda Hàn Quốc Argentina Úc
 Luxembourg
2012–13 Maroc
 Togo
 Pakistan Guatemala Azerbaijan
2011–12 Nam Phi Ấn Độ Colombia Đức
 Bồ Đào Nha
2010–11 Gabon
 Nigeria
 Liban Brasil Bosna và Hercegovina

Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bảo an bao gồm việc thiết lập chương trình nghị sự, chủ trì các cuộc họp và giám sát các cuộc khủng hoảng. Chức vụ của Hội đồng được mỗi thành viên nắm giữ trong một tháng, theo thứ tự chữ cái tiếng Anh của các quốc gia thành viên.[1]

Security Council Chủ tịch năm 2020
Quốc giaTháng
VietnamJanuary
BelgiumFebruary
ChinaMarch
Dominican RepublicApril
EstoniaMay
FranceJune
GermanyJuly
IndonesiaAugust
NigerSeptember
RussiaOctober
Saint Vincent and the GrenadinesNovember
South AfricaDecember